Nguồn gốc của cây tía tô, tác dụng, cách trồng và chăm sóc cây

Cây tía tô có rất nhiều công dụng trong cuộc sống. Lá tía tô không chỉ là một loại rau xanh thêm vào bữa ăn mà còn là một loại thảo mộc đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy cụ thể, nguồn gốc của chúng ra sao, công dụng như thế nào, cùng HUGE tìm hiểu và giải đáp người mệnh hoả nên trồng cây gì? ngay trong bài viết này nhé.

1. Nguồn gốc của cây tía tô

Tía tô hay còn được gọi là tử tô, có tên khoa học là Perilla Ocymoides họ Hoa môi (Lamiaceae). Loại cây này có nguồn gốc từ Đông Nam Á và vùng cao nguyên Ấn Độ, chúng được trồng nhiều ở bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản, Ấn Độ và được sử dụng như một loại rau gia vị phổ biến.

Tía tô cũng được phân loại theo từng quốc gia, có thể kể đến như Tía tô Việt Nam, Tía tô Trung Quốc, Tía tô Nhật Bản,….

Loại cây này có mùa đặc trưng, và có thể ép thành tinh dầu. Mỗi vùng miền thường có những cách sử dụng loại cây này khác nhau. Thậm chí ở Nhật Bản còn có một nhà máy và khu nông nghiệp trồng rộng rãi, được chế biến sử dụng làm thuốc giải độc.

2. Tác dụng của cây tía tô

Tía tô có lá màu xanh đậm, và gân màu đỏ chúng được sử dụng nhiều trong điều trị các loại cúm, viêm đường hô hấp, hen suyễn, tiểu đường,… trong đó mỗi phần của loại đều có tác dụng tốt. Dưới đây sẽ là câu trả lời cho câu hỏi cây tía tô chữa bệnh gì?

2.1. Lá tía tô (hay còn gọi là tô diệp)

Được thu hái vào mùa thu, khi cây bắt đầu ra hoa, sau đó phơi khô, cất trữ và dùng dần. Lá tía tô được coi là loại thuốc “tân ôn giải biểu”.
Trong Đông Y: Tô diệp có vị cay, tính ấm, được dùng để điều trị chữa cảm cúm không ra mồ hôi, các triệu chứng như ho, tức ngực, buồn nôn,… ngoài ra còn có tác dụng giải độc rất tốt, điều trị ngộ độc do ăn phải cua, cá.

2.2. Cành của cây tía tô (hay còn biết đến với tên Tô Ngạnh)

Trong Đông Y: cành cây tía tô có vị cay ngọt, tính ẩm, lợi kinh phế tỳ, có tác dụng điều trị suy nhược, giảm đau, an thai, chống nôn. Có tác dụng điều trị bụng đầy tức, thai động bất an.

2.3. Quả tía tô chín (Tô tử)

Trong Đông Y: Tô tử có vị cay, tính ấm, lợi kinh phế và đại tràng. Có tác dụng trừ đờm, nhuận tràng. Chủ trị các triệu chứng ho khó thở, tức ngực, táo bón, mộng tinh.

2.4. Nụ tía tô (Tử tô bao)

Trong Đông Y: Tử tô bao có tính bình, có tác dụng ra mồ hôi, giải cảm, không gây tổn thương đến nguyên khí. Có hiệu quả rất tốt điều trị suy nhược cơ thể cho phụ nữ đang mai thai, hoặc sau khi đẻ, cảm lạnh.

3. Cách trồng và chăm sóc cây tía tô

Hiện nay, rất nhiều gia đình có thói quen trồng nhiều loại cây trong nhà, vừa có tác dụng dùng để làm rau ăn hàng ngày vừa có tác dụng mang không gian xanh vào nhà. Chính vì vậy, trong bài này HUGE sẽ mách bạn cách trồng cây nhanh chóng dễ dàng. Không chỉ có tía tô, cây bạc hà cũng thuộc loại dễ trồng.

Việc trồng loại cây này không hề phức tạp, tuy nhiên nếu bạn trồng với mục đích kinh doanh thì cần phải chú ý thêm một vài kĩ thuật nữa. Để trồng, bạn có thể tận dụng những ô đất nhỏ, hay những dụng cụ khác, hoặc tận dụng các dụng cụ khác như bao xi măng, chậu khay, thùng xốp có sẵn để có diện tích trồng.

Chúng thường được trồng bằng cách giâm cành hoặc gieo hạt, Tuy nhiên, nếu bạn trồng để kinh doanh thì nên gieo hạt để có năng suất cao hơn. Và bạn chỉ cần rắc chúng lên phần đất ẩm, như vậy là được.

Sau khi gieo khoảng 1 tháng, các lá tía tô sẽ mọc lên tới tầm 5 đến 6 lá. Điều quan trọng là bạn phải tưới nước thường xuyên để giữ độ ẩm cho đất. Lưu ý khi ra lá, bạn không nên tưới trực tiếp vào lá khiến lá bị dập. Thời điểm mọc lá cũng là lúc bạn có thể bón thêm phân để cây có thể phát triển tốt hơn.

Như vậy, với bài viết này, HUGE hi vọng bạn đã có được những thông tin cần thiết về công dụng của cây tía tô cũng như nguồn gốc của chúng. Bạn hoàn toàn có thể trồng chúng trong chính khu vườn hay ban công nhà bạn để sử dụng, vừa giúp bạn có một loại thảo dược hiệu quả có ngay khi cần.

https://hugevietnam.vn/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *